Các ngành phục vụ khách hàng thường xuyên mở một số buổi tiệc để bày tỏ sự cảm ơn khách hàng, cũng có thể nhận được lời mời của một số khách hàng nào đó tham gia một vài bữa tiệc.Trong các buổi tiệc này cần chú ý đến một số vấn đề, xin xem kỹ ở giải pháp dưới đây.
Lời mời
Khi nhân viên phục vụ khách hàng tổ chức một buổi tiệc tại công ty, cần chú ý một số chi tiết dưới đây:
Thư mời hợac thiệp mời dự buồi tiệc nhất định phải đưa trước, mời người đến dự tiệc trong thời gian quá gấp là không lịch sự, điều này rất dễ gây cho khách hàng cảm giác mình chỉ được mời để bổ sung vào chỗ khiếm khuyết mà người mời trước không thể đến.
Trên thư mời cần ghi rõ thời gian, địa điểm (khi cần thiết có thể trưng cầu ý kiến của khác mời, sau đó mới phát thư mời), giới thiệu sơ lược về lý do mở tiệc, phạm vi khái quát nguời tham dự tiệcv.v...
Nếu như muốn mời người thân của khách hàng đến cùng nhất định phải nói rõ.
Ngôn từ của thiếp mời cần phải khẩn khoản nhưng không quá mãnh liệt.
Thứ tự sắp xếp người tham dự tiệc trong hoạt động tiệc mời luôn luôn phản ánh sự đối xử nồng hậu của "chủ nhà" đối với khách hàng, sự sắp xếp thứ tự khách hàng không thoả đáng sẽ dẫn đến sự phiền phức.
Được mời
Nhận đuợc lời mời dự tiệc, dù có thể tham dự hay không cũng phải kịp thời thông báo cho khách hàng, như vậy "chủ nhà" mới có thể có thời gian sắp xếp chỗ ngồi.
Một số hoạt động chiêu đãi liên quan đến ngoại giao, thông thường "chủ nhà" muốn nhận được trả lời đều in trên góc thiếp mời chữ R? S? V? P, đây là từ viết tắt (xin trả lời) của tiếng Pháp Re'Pondezsil-vons Ptait, nhận được thiệp mời như vậy, cần nhanh chóng trả lời.
Chú ý có chữ như RegretsOnly, tức là nếu không thể tham dự tiệc cần nhanh chóng trả lời.
Có một số lời mời đuợc mời bằng miệng truớc, sau đó mới gửi thiếp mời, chủ yếu để nhắc nở khách mời không quên, có thể không cần trả lời.
Tốt nhất phải trả lời bằng văn bản, nếu không thể đến được cần nói rõ nguyên nhân, sau đó, cần phải xin lỗi.
Sau khi nhận được lời mới, không nên tuỳ ý thay đổi, ngoại trừ trường hợp bản thân không thể đến được. Nếu có việc không thể đến đúng hẹn,mình cần lập tức viết thư hoặc gọi điện thông báo cho khách hàng, giải thích và xin lỗi một cách thành khẩn. Nếu như nhân viên phục vụ khách hàng là khách chính, viêc giải thích và xin lỗi này càng cần phải được trân trọng, cần thiết, còn nên viết một bức thư ngắn xin lỗi tất cả các khách mời khác hoặc đến nhà xon lỗi nguời chủ.
Tham dự và cáo từ:
Thm dự hoạt động tiệc, cần chú ý nắm rõ thời gian đến, thông thuờng nên đến đúng giờ hoặc đến sớm hơn, đến muộn là không lịch sự đối với cả" chủ nhà" và các khác mời khác. Nhân viên phục vụ khách hàng cần đến trước vài phút để có thời gian cởi bỏ áo mũ, và kiểm tra lại trang phục, trò chuyện hoặc trao đổi sơ qua về công việc với các khách hàng khác.
Vào chỗ ngồi cần phải tuân theo sự thu xếp của "chủ nhà", nếu như tiệc có quy mô lớn thì trước khi bước vào phòng tiệc cần phải tìm đúng bàn và chỗ ngồi của mình, khi vào chỗ ngồi kiểm tra lại tên trên thẻ chỗ ngồi. Mỗi vịkhách nam đều cần phải giúp đở nguời cao tuổi hoặc phụ nữ ngồi bên cạnh mình bằng cách kéo ghế cho họ. Sau khi ổn định chỗ ngồi, thì dù là "chủ nhà" hay khách mời đều cần phải nói chuyện với người cùng bàn, đặc biệt là nguời ngồi bên cạnh.
Trong trường hợp tiệc long trọng , khi "chủ nhà" hoặc khách chính phát biểu và chúc rượu, người khác cần phải dừng ăn uống và nói chuyện, chú ý lắng nghe.
Tan tiệc nhất định phải đợi khách mời chủ yếu đi trước hoặc lưu ý ám hiệu của "chủ nhà", nếu có việc cần rời tiệc trước cần phải nhẹ nhàng nói rõ với "chủ nhà", hoặc đánh tiếng trước.
Lễ nghi trên bàn ăn
Khi người "chủ nhà" thứ nhất củ bàn chính đến các bàn khác mời rượi, các " chủ nhà" khác không nên cùng lúc đúng dậy, để tránh đối đãi lạnh nhạt với khách chính. Các "chủ nhà" của các bàn khác không cần đến bàn chính mời rượu.
Không ép uống rượu, khách có thể uống theo tửu lượng của mình, có thể nhấp một chút hoặc uống cạng. Không nên từ chối uống, khi người khác mời rượu nếu như không uống là thất lễ, nếu như đúng là không thể uống được rượu mạnh, có thể nhấp miệng một chút.
Nếu không uống cũng nên để chút rượu trong cốc, khi "chủ nhà" mời rượu, nếu bạn nâng cốc không lên sẽ làm cho "chủ nhà" khó xử. Nguời không uống rượu cũng không được đổ cốc rượu. Ăn uống nên từ tốn, lịch sự, không nên ăn uống nhồm nhoàm. Mỗi lần gắp thức ăn cũng không được gắp quá nhiều, nếu như thức ăn do nhân viên nhà hàng phục vụ, cũng không nên tự động lấy thêm.
Khi ăn nên nhai kín miệng, cố gắng không để tạo ra tiếng động, không nên nói khi trong miệng có thức ăn. Khi uống canh nên uống bằng muỗng, không nên húp một hơi, để tránh gây ra tiếng động. Khi canh và món ăn quá nóng không nên dùng miệng thổi, có thể đợi nguội một chút mời ăn. Các món ăn mà bản thân không thể ăn hoặc không thích ăn cũng không nên từ chối, có thể lấy một chút úit để vào đĩa ăn và nói: "cảm ơn, tôi đủ rồi".
Khi doanh nghiệp tổ chức mở tiệc cần phải chú ý đến những chi tiết nào?
Thư mới hoặc thiệp mời dự buổi tiệc nhất định phải đưa truớc, mời ngừơi đến dự tiệc trong thời gian quá gấp là khônglịch sự, điều này rất dễ gây cho khách hàng cảm giác mình chỉ được mời để bổ sung vào chỗ khiếm khuyết mà ngườii được mời trước không thể đến.
Trên thư mời cần ghi rõ thời gian, địa điểm (khi cần thiết có thể trưng cầu ý kiến của khách mời, sau đó mới phát thư mời), giới thiệu sơ lược về lý do mở tiệc, phạm vị khái quát ngừơi tham dự tiệc v.v...
Nếu như muốn mời người thân của khách hàng đến cùng nhất định phải nói rõ .
Ngôn từ của thiếp mời cần phải khẩn thiết nhưng không quá mãnh liệt
Thứ tự sắp xếp người tham dự tiệc trong hoạt động tiệc mời luôn luôn phản ánh sự đối sử nồng hậu của "chủ nhà" đối với khách hàng, sự sắp xếp thứ tự khách hàng không thoả đáng sẽ dễn đến sự phiền phức.