Nhiều lúc bạn thực sự không kiểm soát được tâm lý của bản thân bởi công việc, gánh nặng trách nhiệm, và mối quan hệ với cấp trên. Bạn chìm trong một mớ hỗn độn mà không biết làm thế nào để giải thoát. Sau đây là một vài mẹo nhỏ giúp bạn tìm thấy niềm lạc quan trong công việc
1. Hãy tự sắp xếp cho mình một thời gian biểu và tự kiểm soát những gì mình đã làm.
Đôi khi bạn cảm thấy chán nản, bế tắc trong công việc, tất nhiên phải có nguyên nhân. Để tìm ra nguyên nhân đó, bạn hãy bắt đầu với một cuốn sổ nhỏ, ghi tất cả những gì bạn đã làm và phải làm trong một tuần: những cuộc họp, những công việc hành chính... và tự kiểm tra lại, bạn sẽ nhanh chóng tìm ra yếu điểm của mình.
Tiếp đến, bạn nêncân nhắc mình phải làm gì để cải thiện tình huống. Và nếu cần, đừng lưỡng lự khi yêu cầu sự giúp đỡ của cấp trên của bạn, người luôn sẵn sàng giúp bạn xác định đúng mục tiêu công việc phải làm.
2. Hãy dẹp bỏ cái tôi trong bạn.
Khi được giao một nhiệm vụ mới bạn nên cân nhắc và tự đặt ra cho mình câu hỏi: "Năng lực của mình có phù hợp với công việc được giao hay không?" Nếu câu trả lời là không, đừng ngần ngại yêu cầu giao công việc ấy cho người phù hợp hơn bạn, nếu không bạn sẽ tự dồn mình vào chân tường đồng thời sẽ làm ảnh hưởng đến tiến độ chung của công việc.
Nếu câu trả lời là có. Hãy chuẩn bị chu đáo cho kế hoạch của mình và hãy tự vào quyết định của mình. Tuy nhiên, không nên bỏ qua những đóng góp hữu ích của cộng sự của bạn.
3. Ngừng ngay việc than vãn.
Nếu bạn cảm thấy công việc hiện tại của bạn quá cực nhọc, lương thấp, lại không ổn định. Hãy cố gắng trả lời những câu hỏi sau: "Ông chủ của bạn có thật sự quá đáng? và ông ta có làm gì để đả kích, xúc phạm đến danh dự của bạn không?", "Vị trí làm việc của bạn có thật sự tồi tệ như bạn nghĩ không?", "Cuộc sống hiện tại của bạn có phải là một cơn ác mộng không?", "Bạn là tuýp người thích đứng nhìn mọi việc diễn ra theo tình huống xấu hay là người thích làm một cái gì đó để cải thiện những tình huống xấu?".
Một khi mà bạn đã trả lời được những câu hỏi này, bạn sẽ giải toả được những phiền não của bạn
4. Đừng nên cố gắng hoàn thành công việc với mặc cảm tội lỗi.
"Tôi đã không thể đưa con gái tôi đến bác sĩ sớm bởi vì tôi đã phải đi họp" đó là lời nói đầy hối hận nhưng không mấy thuyết phục. Đôi khi bạn phải lựa chọn giữa công việc công sở và công việc gia đình.
Nhưng bạn nên nhớ, không có một công việc nào quan trọng hơn việc phải đưa một đứa trẻ đang bệnh nặng vào bệnh viện. Và không có công ty nào cám ơn bạn vì bạn bỏ mặc vợ, chồng, con cái bạn trong tình huống nguy kịch vì công việc của công ty. Vì sự lựa chọn đó của bạn không những đã làm tổn hại đến người thân của bạn mà còn là một cách làm bôi nhọ hình ảnh của công ty.
5. Đừng quá cầu toàn kết quả công việc của bạn.
Hãy làm việc với cả lòng nhiệt tình nhưng đừng nên đòi hỏi sự hoàn mỹ tuyệt đối. Kết quả công việc luôn là sản phẩm được tạo ra từ khả năng và nhiệt huyết của bạn. Hạnh phúc công việc chỉ đến với bạn khi bạn yêu thích và hài lòng với những gì bạn làm.
6. Hãy chiến đấu với những tư tưởng tham vọng vị lợi.
Những học sinh giỏi nhất không phải luôn là những người thành công nhất. Trong công việc, những thành công và tiền bạc bạn kiếm được chưa đủ để mang lại hạnh phúc cho bạn. Điều hạnh phúc nhất là bạn cảm thấy vui sướng trong công việc. Để đạt được điều đó bạn cần phải biết rõ khả năng của mình đến đâu? mình muốn gì? và có đủ nghị lực để từ chối một công việc tuyệt vời nhưng không hợp với bạn chút nào.
7. Đừng nên lẫn lộn tình cảm với công việc.
Bạn mang cuộc sống riêng tư của bạn vào văn phòng ư? Hãy coi chừng đấy. Paul, giám đốc một trung tâm giao dịch nói về một nữ trưởng phòng của ông: "Vì chuyện của con trai, cô ấy khóc suốt, ngay cả trong những buổi họp. Tôi khuyên cô ấy nên ở nhà nghỉ ngơi vài ngày, nhưng cô ấy không chịu vì muốn đến đây để được chia sẻ với các đồng nghiệp.
Vấn đề ở chỗ là tôi không thích trả tiền để thuê một người luôn mang tâm trạng nặng nề của gia đình vào công việc. Hơn nữa, bạn hãy tưởng tượng tâm trạng đó sẽ gây những ảnh hưởng như thế nào đối với khách hàng đây?..."
Bạn mang nỗi phiền não công việc về nhà ư? Cũng không nên. Đừng bao giờ trút muộn phiền công việc lên chồng (vợ). Một ngày làm bạn làm việc mệt mỏi thì cũng nhớ rằng người bạn đời của bạn cũng có những phiền muộn trong công việc như bạn vậy. Hãy cố tạo cho nhau những cảm giác thư giãn khi gần gũi.
8. Hãy quản lý tốt những cơn Stress của bạn.
Stress là một trong những nguyên nhân khiến bạn cảm thấy chán nản công việc. Để hạn chế những cơn stress bạn nên tự tạo cho mình cảm giác thoải mái trong công việc bằng cách tư duy tích cực để giảm bớt những sự lo lắng không đáng có, đồng thời tạo cho mình một chế độ nghỉ ngơi hợp lý ở cơ quan cũng như ở nhà. Luyện tập thể thao, luôn duy trì một cơ thể sạch sẽ, mạnh khoẻ cũng là một cách tốt để giảm stress.
9. Cố gắng làm đầy các ngăn nhỏ của cuộc sống.
Thep Pierre Blanc- Sahnoun, có thể chia các khía cạnh của cuộc sống thành 7 ngăn nhỏ: Nội tâm, tình yêu, gia đình, xã hội, cộng đồng và tinh thần. Để giữ được thế cân bằng, chúng ta nên phân loại, sắp sếp các sự việc diễn ra trong cuộc sống hàng ngày vào đúng ngăn của chúng.
Đa số chúng ta đã để ngăn công việc quá đầy, thậm chí để chiếm hết các ngăn khác. Bạn nên biết bạn chỉ bị ngã quỵ trong công việc khi bạn bị ngã quỵ trong các ngăn khác.
10. Hãy bớt công việc lại.
Bạn có biết, ở Đức những người rời văn phòng trễ thường bị coi là kém năng lực? Hoặc ở Mỹ, ngày càng có nhiều công ty cấm nhân viên của họ mang hồ sơ về nhà vào cuối tuần? Đó là sự mị dân ư? Không, đối với họ đó là những lợi nhuận vô liêm.
Thực tế đã chứng minh những người biết dung hoà công việc thường có nhiều thành công trong cuộc sống hơn. Đơn giản, bởi vì họ luôn ở trạng thái cân bằng.